Giới thiệu BỘ LÀM MỀM NƯỚC DÙNG CHO LÒ HƠI (nồi hơi)
Nước cứng là nước có hàm lượng Ca++ và Mg++ cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép. Làm mềm nước bằng lò hơi là cách làm giảm hàm lượng hai ion trên để đưa về mức tiêu chuẩn. Cụ thể là 300 mg/l.
Nước cấp cho Lò hơi thường được lấy từ nguồn nước máy của Khu công nghiệp hoặc từ nguồn nước sông, suối, nước giếng. Các nguồn nước này đều có chứa một hàm lượng Ca2+ và Mg2+ (nước cứng) nhất định tùy thuộc vào nguồn nước và khu vực địa lý. Nước cứng khi đưa vào lò hơi sẽ ngày càng đậm đặc hơn và kết tủa thành chất không hòa tan bám vào các thành ống của lò hơi làm giảm hiệu suất truyền nhiệt của lò hơi.
Để ngăn ngừa việc tạo ra cặn bám trong nồi hơi, phương pháp chủ yếu là làm mềm triệt để nước cấp cho nồi hơi và nâng pH để ngăn ngừa quá trìnhtạocặnbám. Làm mềm nước chủ yếu dựa vào quá trình trao đổi ion, vì quá trình nàykhửhầuhếtionhóatrịII. Nâng pH thường dùng xút NaOH để kiềm hóa nước mềm cấp cho nồi hơi, vì nếu dùng Soda Na2CO3, NaHCO3 chúng dễ bị thủy phân trong nước nồi hơi tạo ra khí CO2 làm bẩn hơi và gây ra tác dụng gỉ trên các tuyến ngưng tụ.
Giải pháp làm mềm nước mới ưu việt hơn
Cũng dựa trên lí thuyết về các phản ứng trao đổi chất trên mà ngày nay các nhà khoa học đã nghiên cứu công nghệ làm mềm nước bằng phương pháp trao đổi ion. Sự khác biệt của công nghệ làm mềm nước này thể hiện ở cấu tạo và quy trình công nghệ sản xuất vật liệu trao đổi ion.
Thông thường các ion dùng để trao đổi thường là các ion lành tính như Na+ hoặc H+. Khi cho nguồn nước dẫn qua các vật liệu lọc thì các ion Ca2+ và Mg2+ sẽ bị giữ lại trên bề mặt vật liệu. Tùy theo kết cấu và công nghệ sản xuất mà vật liệu lọc này sẽ có thời gian sử dụng dài ngắn khác nhau.
Quy trình xử lí nước cứng bằng phương pháp trao đổi ion thường sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: nước cứng chảy qua, các vật liệu lọc trong hệ thống lọc nước: Các vật liệu lọc này hoạt động như một nam châm, thu hút toàn bộ các ion Ca2+ và Mg2+ (tác nhân gây cứng nước) trao đổi với các ion Na+ hoặc H+ có sẵn trong vật liệu
Giai đoạn 2: Vật liệu lọc bị bão hòa: Khi vật liệu lọc bị bão hòa với các ion khoáng chất thì nó cần được xả và nạp lại. Quá trình này được gọi là quá trình tái tạo và được kiểm soát bởi 1 van điều khiển trên nắp của bình. Van điều khiển này là bộ não của toàn hệ thống.
Giai đoạn 3: Tái tạo: Trong quá trình này, một thùng chứa nước muối sẽ bơm nước muối sang cột xử lý, rửa sạch vật liệu lọc đang trong trạng thái bão hòa các chất canxi và magiê.
Giai đoạn 4: Đào thải: Các ion Ca2+ và Mg2+ được tẩy sạch trên vật liệu và thoát ra ngoài cống rãnh. Vật liệu lọc được tái sinh lại tiếp tục cho quá trình xử lý mới.
Lò hơi bị ăn mòn hoặc đóng cáu cặn gây ảnh hưởng gì ?
– Lớp cáu gây ra sự tắc nghẽn đường ống, tạo sự cách nhiệt trong đường ống, giảm hiệu suất nhiệt dẫn đến tình trạng nồi hơi quá nhiệt làm hư hỏng kim loại. Các lớp cáu cặn trong các đường ống của nồi hơi gây tắc nghẽn cũng dẫn đến quá nhiệt. Sự ăn mòn có thể xảy ra bên dưới các lớp cáu, thường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rò rỉ (lủng) các đường ống.
– Ngoài ra trong nước còn chứa rất nhiều khí hòa tan như Oxy và CO2. Oxy gây Oxýt hóa kim loại vừa làm giảm tính bền chắc của kim loại vừa làm hư hỏng kim loại và tạo ăn mòn.
– Cáu cặn gây tiêu hao nhiên liệu vượt định mức tăng do hiệu quả truyền nhiệt kém
– Nứt gãy đường ống do quá nhiệt
– Tăng chi phí sửa chữa bảo trì lò
– Giảm tuổi thọ lò hơi
– Nguy hiểm do nổ lò
Để đạt hiệu quả tốt nhất, xử lý nước lò hơi cần dựa trên những nguyên tắc gì?
Do các vấn đề ảnh hưởng đến lò hơi như trên, xử lý nước lò hơi thường dựa trên 3 nguyên tắc chính là :
- Kiểm soát cáu cặn, ngăn ngừa cáu đóng trên bề mặt ống.
- Kiểm soát ăn mòn.
- Ngăn chặn oxy hòa tan gây oxýt hóa làm kim loại bị hư hại, bị ăn mòn, giảm độ dày.
Qúy khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ .